logo

Sàn mái bị nứt phải làm sao? 6 cách chống thấm sàn mái lộ thiên hiệu quả nhất

Sàn mái bị nứt gây ra tình trạng ngấm dột không mong muốn ảnh hướng đến an toàn và kết cấu công trình. Phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Chống thấm Miền Tây tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả nhất hiện nay!

Khái niệm sàn mái bị nứt và chống thấm sàn mái

Sàn mái bị nứt là hiện tượng xuất hiện các vết rạn, nứt trên bề mặt của sàn mái.

Chống thấm sàn mái là quá trình áp dụng các biện pháp bảo vệ để ngăn nước mưa và hơi ẩm thấm vào bề mặt sàn mái của công trình. Điều này giúp bảo vệ kết cấu của tòa nhà, ngăn chặn các vấn đề liên quan đến thấm dột, hư hại vật liệu, và duy trì chất lượng cuộc sống cũng như độ bền của công trình.

Với một số công trình, sàn mái cũng là sân thượng. Bạn có thể tham khảo thêm chống thấm sân thượng nữa nhé!

Nguyên nhân nứt sàn mái

Sàn mái bị nứt gây nên tình trạng thấm dột có thể do các nguyên nhân sau:

  • Hư hỏng do thời gian: Lớp vật liệu chống thấm như màng bitum, sơn, hoặc vữa chống thấm có thể bị hao mòn và nứt gãy sau thời gian dài sử dụng, làm giảm khả năng chống thấm.
  • Chất lượng vật liệu kém: Vật liệu không đạt chất lượng hoặc không phù hợp dễ dẫn đến nứt sàn mái.
  • Tải trọng quá lớn: Trọng lượng quá tải và rung động mạnh có thể gây ra các vết nứt.
  • Lỗi thi công: Thi công sai kỹ thuật hoặc chọn sai vật liệu khiến lớp chống thấm bị lỏng lẻo, dễ bong tróc. Không xử lý kỹ các vết nứt hoặc bề mặt không phẳng cũng làm giảm hiệu quả chống thấm.
  • Yếu tố tự nhiên: Mưa lớn, gió mạnh, và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột gây co giãn, nứt vỡ bề mặt sàn mái, tạo điều kiện cho nước thấm vào nếu không có biện pháp bảo vệ.

Dấu hiệu nhận biết sàn mái bị thấm dột

Sàn mái nứt bị thấm dột mỗi khi trời mưa. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:

  • Nước rỉ qua trần hoặc tường: Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất khi sàn mái bị thấm dột là nước rỉ qua trần hoặc tường nhà, đặc biệt khi trời mưa. Nước có thể chảy thành vệt ẩm ướt hoặc vết nước trên các bề mặt này.
  • Vết ố và mốc trên trần: Nước thấm vào sẽ làm các lớp sơn, gạch hoặc trần nhà bị bong tróc, gây ra vết ố vàng hoặc mốc trên trần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng kết cấu bên trong.
  • Mùi ẩm mốc: Do độ ẩm cao trong không gian bị thấm, mùi hôi khó chịu sẽ xuất hiện, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không gian sống.
  • Rỉ nước từ các khe nứt: Các vết nứt hoặc khe hở trên mái là nơi dễ dàng cho nước xâm nhập. Nếu không được xử lý kịp thời, các khe nứt sẽ ngày càng lớn và tình trạng thấm dột sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

6 phương pháp chống thấm sàn mái bê tông hiệu quả

Các đơn vị thi công thường khảo sát và lựa chọn vật liệu chống thấm sàn mái phù hợp với tình trạng và khả năng thi công. Mỗi loại vật liệu có cách sử dụng khác nhau:

Lợp tôn chống thấm chống nóng

Lợp mái tôn chống thấm là một bước quan trọng để bảo vệ ngôi nhà khỏi ẩm và nước. Phương pháp này được đánh giá cao bởi khả năng chống thấm tốt nhưng cần có đội thi công chuyên nghiệp và chi phí nguyên vật liệu, thi công khá cao nên thường áp dụng cho sàn mái sân thượng các công trình dân dụng có diện tích nhỏ.

Dưới đây là một số bước cơ bản để lợp mái tôn chống thấm:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu: Bạn cần có các vật liệu như mái tôn, khung thép, ốc vít và máy móc, máy bắn vít

Bước 2: Dựng khung xà: Thiết kế và chọn hệ thống khung phù hợp với công tình. Tiếp đó, cố định các khung kèo và hàn chắc các mối nối.

Bước 3: Lợp tôn:

  • Dựng mái tôn theo chiều dọc mái, kiểm tra độ cong vênh của xà gồ và đánh dấu các vị trí đinh vít.
  • Tiến hành lợp tôn chống thấm sân thượng, vị trí tấm tôn thứ 2 cần gối lên tấm thứ nhất 1 sóng. Tại các vị trí xà gồ phần nối ngang giữa mái tôn cần chồng lên nhau 15 – 20cm.
  • Cuối cùng thực hiện bắt vít cố định mái tôn lên khung xà. Bắn vít lên sóng dương vuông góc với bề mặt tấm tôn còn tại các vị trí giáp tường thì vít vào múi âm.

Bước 4: Lắp đặt máng và ống thoát nước: Cần lắp đặt máng, ống thoát nước chính xác để nước không tràn hoặc đọng lại. Lưu ý kết nối với đường ống thoát nước để năng chặn tình trạng nước xối vào tường hoặc khe tiếp giáp gây thấm dột.

Chống thấm sàn mái bằng màng bitum

Sử dụng các tấm màng bitum (có thể là màng khò nóng hoặc bitum tự dính) để phủ lên bề mặt sàn mái. Màng bitum có khả năng chống thấm cao, bền bỉ và dễ thi công.

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu nước và chịu nhiệt tốt.
  • Có thể chống lại tác động của tia UV và sự thay đổi nhiệt độ mạnh.
  • Phù hợp với các công trình lớn và có diện tích rộng.

Quy trình thi công:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu chống thấm.

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh bề mặt như máy chà, máy thổi, chổi, con lăn.
  • Chuẩn bị phụ gia xây dựng để thi công lớp lót và màng khò.

Bước 2: Xử lý bề mặt.

  • Dùng máy đục, máy băm để loại bỏ các lớp vữa xi măng và bê tông dư thừa, đảm bảo bề mặt phẳng và sạch.
  • Đục sâu, rộng các vết nứt để lớp chống thấm bám dính tốt.
  • Đục rộng quanh miệng lỗ thoát nước để chất chống thấm len lỏi vào, ngăn nước thấm qua.
  • Sử dụng chổi hoặc máy thổi để loại bỏ bụi đất và tạp chất.

Bước 3: Dán màng.

  • Quét lớp lót lên bề mặt đã vệ sinh để trám kín các lỗ rỗ, tạo sự kết dính giữa màng và bê tông. Chờ lớp lót khô, sau đó trải màng.
  • Dùng đèn khò làm nóng chảy lớp dính của màng và ấn chặt xuống nền. Quá trình khò cần diễn ra liên tục, đều tay, không đốt cố định một vị trí để tránh gây thủng. Sử dụng con lăn hoặc công cụ chuyên dụng miết mạnh lên màng để tạo độ nhẵn mịn, loại bỏ bọt khí và tăng kết dính.
  • Tại điểm chồng mí, khò nóng để lớp dính chảy mềm và dùng bay miết các mép cuộn màng để bám dính tốt hơn.
  • Sau khi dán màng Bitumode, kiểm tra bề mặt để đảm bảo không còn thấm nước. Nếu đạt yêu cầu, tạo lớp vữa xi măng dày 2-3 cm để bảo vệ màng khỏi tác động ngoại cảnh.

Một số công trình có thể ốp lát gạch chống thấm cho sàn mái hoặc sân thượng.

Lưu ý: Màng bitum cần được bảo trì và kiểm tra định kỳ, đặc biệt là ở các khe nối.

Sơn chống thấm sàn mái

Mô tả phương pháp: Sử dụng sơn chống thấm như sơn Epoxy, sơn polyurethane hoặc sơn gốc xi măng để tạo lớp bảo vệ trên bề mặt sàn mái.

Ưu điểm:

  • Thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
  • Dễ dàng thi công trên các diện tích nhỏ và trung bình.
  • Có thể tạo lớp phủ mịn và đều trên bề mặt mái.

Quy trình thi công:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:

  • Dùng máy mài để mài nhẵn bề mặt thi công, tăng khả năng bám dính với mặt sàn mái.
  • Sử dụng chổi sắt và máy hút để làm sạch bụi bẩn, nấm mốc trên sàn. Đảm bảo bề mặt khô hẳn với độ ẩm không quá 6% khi sử dụng vật liệu chống thấm gốc dầu.

Sàn mái mới:

  • Bê tông phải đủ tuổi và đạt mác sau 28 ngày.
  • Thiết kế độ dốc hợp lý để nước mưa thoát nhanh, giảm đọng nước.

Sàn bê tông yếu:

  • Loại bỏ và sửa chữa để tạo bề mặt phẳng và chắc.
  • Cường độ nén tối thiểu 25 Mpa, cường độ bám dính tối thiểu 1,5 Mpa.

Bước 2: Thi công chống thấm:

  • Dùng rulo, cọ quét hoặc máy phun lên bề mặt cần chống thấm từ 2-3 lớp.
  • Chờ vật liệu khô, thi công thêm lớp phủ kháng UV để tăng độ bền và khả năng chịu trọng lực.

Lưu ý:

  • Mỗi loại sơn chống thấm có quy trình thi công khác nhau, cần tuân thủ định mức và số lớp của từng loại để đảm bảo hiệu quả.
  • Đảm bảo lớp sơn phủ đều và không có bong tróc sau khi hoàn thành.

Vữa chống thấm

Vữa chống thấm là hỗn hợp các vật liệu chống thấm như xi măng, cát, và hóa chất chống thấm được trộn với nhau và phủ lên bề mặt mái.

Ưu điểm:

  • Giúp tạo lớp chống thấm bền vững, đặc biệt với các sàn mái có nhiều vết nứt.
  • Đảm bảo độ bám dính tốt vào bề mặt mái bê tông.
  • Phù hợp với các công trình cần sửa chữa hoặc cải tạo.

Quy trình thi công:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:

  • Bề mặt nền phải sạch, đặc chắc và không đọng nước và không bị nhiễm các chất làm bẩn bề mặt như dầu nhờn, hợp chất bão dưỡng và bụi bề mặt.
  • Xử lý các vết nứt trước khi thi công.

Bước 2: Trộn vữa:

  • Trộn vữa chống thấm với tỉ lệ phù hợp.
  • Dùng cọ hoặc chổi quét vữa lên bề mặt mái đã được làm sạch.

Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu: Đợi vữa khô, sau đó kiểm tra kết quả thi công.

Chống thấm bằng vật liệu composite

Sử dụng các vật liệu composite (như nhựa tổng hợp, sợi thủy tinh) để tạo lớp phủ chống thấm. Phương pháp này thích hợp với những mái có hình dáng phức tạp hoặc yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, chịu được thời gian dài.
  • Chịu được tác động của hóa chất và nhiệt độ khắc nghiệt.
  • Dễ dàng thi công cho các công trình có thiết kế đặc biệt.

Quy trình thi công:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:

  • Đảm bảo vệ sinh sàn mái sạch sẽ, mài phẳng các vị trí lồi lõm
  • Rửa sạch bề mặt và làm khô đến độ ẩm tiêu chuẩn

Bước 2: Pha chế vật liệu chống thấm composite:

  • Tỷ lệ pha thông thường: 1 lít composite kết hợp với 1 kg xi măng. Khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
  • Với các công trình ngoài trời, tỷ lệ vật liệu xử lý thấm composite có thể tăng lên 1/3 để đảm bảo độ bền thi công. Quá trình pha chế vật liệu không pha thêm nước. Và định mức trung bình thông thường 1 lít composite có thể sơn chống thấm được khoảng 10m2 sàn mái.

Bước 3: Thi công vật liệu:

  • Lăn đều và chắc chắn hỗn hợp lên bề mặt, đặc biệt là tại các vị trí góc cạnh, chân tường và các bề mặt lồi lõm để đảm bảo phủ keo xử lý thấm composite đều.
  • Đợi khoảng 20 phút, khi lớp màng composite đã khô, tiến hành phủ lớp vải sợi thủy tinh Tissue lên trên để kết nối với lớp keo xử lý thấm composite thứ nhất.
  • Tiếp đó, phủ thêm lớp keo chống thấm epoxy lên trên lớp vải sợi thủy tinh Tissue.
  • Tiếp tục phủ lớp vữa xử lý thấm dạng composite lên trên lớp keo chống thấm.
  • Cuối cùng, sử dụng sơn chống thấm acrylic, sơn epoxy hoặc keo chống thấm acrylic sơn phủ lên bề mặt.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu: Kiểm tra độ bám dính của lớp phủ sau khi thi công.

Lưu ý: Các vật liệu composite có thể yêu cầu kỹ thuật thi công cao, cần đội ngũ chuyên nghiệp.

Lát gạch chống thấm

Lát gạch cho sàn mái là phương pháp được nhiều người ưa chuộng để chống thấm. Hiện nay, có nhiều loại gạch lát có khả năng chống thấm hiệu quả, đồng thời cũng nâng cao giá trị thẩm mỹ cho công trình. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, cần đặc biệt chú ý đến các ron gạch để tránh nước thấm qua.

Bước 1: Vệ sinh bể mặt: Làm sạch sàn, xử lý các vết nứt, trám bít các khe hở.

Bước 2: Đo kích thước bề mặt và tính toán số lượng gạch cần thiết.

Bước 3: Chuẩn bị vật liệu: vữa chống thấm, vữa sàn, keo dán gạch.

Bước 4: Thi công:

  • Đổ vữa chống thấm lên sàn, đặt gạch lên và sử dụng keo dán gạch làm tăng độ bám dính của gạch trên sàn.
  • Đợi ít nhất 24 giờ để lớp gạch khô, tiến hành đổ vữa sàn.

Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu

Đợi gạch và vữa khô hoàn toàn, thực hiện kiểm tra và nghiệm thu khả năng chống thấm

 

Chi phí chống thấm sàn mái

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí: Diện tích mái, phương pháp thi công, loại vật liệu và dịch vụ thi công sẽ ảnh hưởng đến chi phí chống thấm.

Sau đây là chi phí tham khảo của một số dịch vụ chống thấm sàn mái hiện nay:

  • Giá đục gạch và chuyển xà bần: Khoảng từ 155.000 – 200.000 đồng/m2.
  • Giá để xử lý vết nứt của bê tông: Khoảng từ 225.000 – 300.000 đồng /m.
  • Giá xử lý vết nứt bê tông với Foam: Khoảng từ 175.000– 250.000 đồng /m.
  • Thực hiện chống thấm với vật liệu gốc xi măng: Khoảng từ 105.000– 250.000 đồng /m2.
  • Giá thi công chống thấm bằng màng PU, Acrylic: Khoảng từ 225.000 – 450.000 đồng /m2.
  • Giá chống thấm bằng màng Bitum: Khoảng từ 195.000 VNĐ – 295.000 đồng /m2.

Đây là mức giá tham khảo, nếu bạn muốn biết chi phí thi công trọn gói, vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.995.925.

Lợi ích của việc chống thấm sàn mái

Sàn mái không bị thấm dột đem lại những lợi ích sau:

  • Bảo vệ kết cấu công trình: Chống thấm ngăn ngừa thấm nước, bảo vệ bê tông và thép khỏi hư hại do độ ẩm.
  • Tăng tuổi thọ công trình: Chống thấm đúng cách kéo dài tuổi thọ công trình, giảm chi phí sửa chữa và bảo trì.
  • Cải thiện chất lượng sống: Sàn mái chống thấm giữ không gian dưới mái khô ráo, sạch sẽ, tạo môi trường sống an toàn và thoải mái.
  • Tiết kiệm chi phí lâu dài: Đầu tư vào chống thấm giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng trong tương lai, dù chi phí ban đầu có thể cao.

Kinh nghiệm chống thấm dột sàn mái bê tông hiệu quả

Thi công chống ngấm dột cho sàn mái bị nứt, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn vật liệu chất lượng: Chọn các vật liệu chống thấm có chất lượng cao, phù hợp với loại sàn mái và điều kiện thời tiết cụ thể.
  • Chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng: Đảm bảo bề mặt sàn mái sạch sẽ, không có bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác. Sửa chữa các vết nứt và lỗ hổng trước khi thi công chống thấm.
  • Thi công vào thời điểm thích hợp: Thi công chống thấm tốt nhất vào mùa khô, khi không có mưa để đảm bảo bề mặt khô ráo trong suốt quá trình thi công.
  • Tuân thủ đúng quy trình: Thực hiện đầy đủ các bước thi công từ chuẩn bị bề mặt, thi công lớp lót, lớp chống thấm chính và lớp bảo vệ. Đảm bảo mỗi bước đều được thực hiện kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Sau khi thi công, kiểm tra định kỳ để đảm bảo lớp chống thấm vẫn hoạt động hiệu quả. Thực hiện bảo dưỡng bề mặt chống thấm để kéo dài tuổi thọ và hiệu quả của lớp chống thấm.
  • Hệ thống thoát nước hiệu quả: Đảm bảo sàn mái có hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng nước đọng, gây hư hại và giảm hiệu quả chống thấm.
  • Chọn đội ngũ thi công chuyên nghiệp: Nếu không tự tin vào khả năng thi công, hãy chọn một đội ngũ thi công chống thấm chuyên nghiệp để đảm bảo công việc được thực hiện đúng cách và hiệu quả.

Munich Group – Công ty dịch vụ chống thấm sàn mái chuyên nghiệp

Công ty CP Vật liệu chống thấm Công nghệ cao Munich là đơn vị trực tiếp sản xuất và phân phối các vật liệu chống thấm mang thương hiệu Munich. Công ty sử dụng công nghệ tiên tiến nhất của CHLB Đức, kết hợp với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và thi công chống thấm.

Nếu bạn cần tư vấn các thông tin liên quan đến chống thấm các khu vực: sàn mái, sân thượng, chân tường, sano, loga,… hãy liên hệ ngay với Munich:

Công ty CP Vật liệu chống thấm Công nghệ cao Munich

  • Địa chỉ trụ sở Hà Nội: Đội 10 Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội
  • Điện thoại: 0961.995.925
  • Website: chongthammientay.com

Câu hỏi thường gặp

Chống thấm sàn mái có thể thực hiện vào mùa nào?

Chống thấm có thể thực hiện vào mùa khô để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, tuy nhiên, một số vật liệu chống thấm có thể thi công trong mọi điều kiện thời tiết.

Sàn mái đã được chống thấm có phải thi công lại sau vài năm không?

Có.

Tùy thuộc vào vật liệu và điều kiện sử dụng, việc chống thấm có thể duy trì hiệu quả từ 5-10 năm, cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.

Có thể tự làm chống thấm cho sàn mái không?

Có thể.

Việc tự làm có thể tiết kiệm chi phí, nhưng nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể gặp phải sai sót trong thi công. Tốt nhất, bạn nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp nếu không có kinh nghiệm và được hỗ trợ tốt hơn.

Chống thấm sàn mái là công việc rất quan trọng giúp bảo vệ kết cấu công trình và duy trì chất lượng không gian sống. Các phương pháp như màng bitum, sơn chống thấm, vữa chống thấm, vật liệu composite, gạch chống thấm và  đều có hiệu quả cao trong việc bảo vệ sàn mái khỏi thấm dột. Bạn hãy tham khảo và lựa chọn đơn vị thi công phù hợp nhất nhé.

 

G